Chẳng phải game bắn cá dành riêng cho các thanh niên rảnh rỗi, ngay cả với giới công chức, công ăn việc làm ổn định tựa game giải trí đen đỏ này cũng có sức hút khó cưỡng.

Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có loạt bài phản ánh thực tế vấn nạn game bắn cá đang nhức nhối ở nhiều địa phương. Các tiệm game đều núp bóng trò chơi điện tử nhưng sự thật đều là sòng bạc trá hình. Bên trong những cánh cửa kính, căn phòng lạnh, đồ ăn, thức uống phục vụ sẵn sàng là những “con nghiện” game không biết đâu là giới hạn – cả về thời gian lẫn túi tiền. Một số bạn đọc đã kể cho chúng tôi câu chuyện của họ, những người trí thức tan tác vì game bắn cá.

Game bắn cá – Càng gỡ càng nợ

Tôi chơi game bắn cá hai năm, không quá lâu nhưng đủ mất mát thê thảm. Xuất phát từ tò mò vì có nhiều người kiếm được tiền từ trò này nên tôi thử. Ban đầu chỉ chơi 50.000-100.000 đồng rồi nâng lên cả triệu đồng. Biết rõ trò chơi như canh bạc nhưng hễ ngồi xuống bàn chơi là như có ma lực giữ chặt lấy mình.

nhung-manh-doi-tri-thuc-tan-tac-chi-vi-game-ban-ca
Những người chơi game bắn cá tưởng rằng mình đang mải miết kiếm tiền.



Cái kết nào cho game thủ bắn cá

Lúc chơi thua hết tiền thì quyết vay mượn để gỡ gạc (trong tiệm game lúc nào cũng có người cho vay tiền chờ sẵn), lúc thắng lại càng muốn ngồi kiếm thêm. Có lần chơi tôi kiếm được 20 triệu đồng nhưng chưa đầy nửa ngày số tiền ấy lại về 0. Tôi bỏ hết công việc để lao vào với hy vọng đánh nhanh thắng nhanh nhưng tiền đâu chẳng thấy, chỉ thấy nợ lên ngập đầu. Tôi mất việc, cha mẹ buồn phiền cãi cọ suốt ngày. Lớn như vầy mà tôi còn để cha mẹ phải bán đồ đạc trong nhà trả nợ cho mình. Nỗi đau ấy tôi không bao giờ quên.

Theo báo pháp luật

Những mảnh đời trí thức tan tác chỉ vì game bắn cá
Tagged on: